Đây là câu chuyện về ước mơ và ý tưởng tuyệt vời của cô con gái mang NỘI TÂM SỐ 2 - Nội tâm của một sứ giả hòa bình, mong muốn xây dựng một thế giới hòa ái và an vui. Câu chuyện rất vui và ý nghĩa, Phương xin được chia sẻ với cả nhà nhé. Cảm ơn con gái mang Nội Tâm số 2, năm nay 11 tuổi, đầy yêu thương, nhẹ nhàng của Phương. Hôm nay, hai mẹ con nói chuyện với nhau về các THẾ HỆ ĐỒNG TIỀN trong lịch sử. Từ đó, con muốn có một đồng tiền mới trong tương lai: ĐỒNG TIỀN PHƯỚC ĐỨC.
1. Con gái hỏi mẹ: "Mẹ ơi, nếu mọi người dùng tiền là cát để trao đổi với nhau thì sao nhỉ?"
(Câu hỏi này mới nghĩ thì thấy thật buồn cười, nhưng ẩn ý đằng sau đó chính là dự dư dả, sự đủ đầy, sự giàu có, hạnh phúc ở xung quanh mỗi chúng ta).
2. Mẹ hỏi lại con: Nếu tiền làm từ cát, thì khi có nhiều tiền, con sẽ cất tiền ở đâu?
3. Con gái trả lời: Con sẽ cất ở trong nhà. Nhưng như vậy thì nhà sẽ nhiều cát lắm. Sẽ rất bụi và bẩn nữa mẹ nhỉ.
4. Mẹ: Đúng rồi con. Hồi xưa, trong lịch sử, những đồng tiền đầu tiên được sử dụng để trao đổi hàng hóa chính là những vỏ sò đấy con ạ. Theo dòng thời gian và sự phát triển của đời sống con người, tiền bằng sắt, đồng, bạc, vàng xuất hiện, sau đó là tiền giấy, tiền polyme và bây giờ là tiền điện tử/tiền số ở trong các ngân hàng đấy con ạ.
5. Con: Không biết tương lai sẽ có những tiền gì mẹ nhỉ.
6. Mẹ: Con thử tưởng tượng xem, trong tương lai chúng ta sẽ có những đồng tiền gì?
7. Con: Theo con, tiền trong tương lai là ĐỒNG TIỀN PHƯỚC ĐỨC mẹ ạ.
8. Mẹ: Đó là đồng tiền như nào hả con?
9. Con: Mỗi người có một chiếc Đồng hồ điện tử đeo ở tay, khi ai làm được việc gì tốt, giúp ích cho cộng đồng, xã hội thì sẽ được cộng điểm tốt ạ.
10. Mẹ: Hay quá! Ý tưởng của con thật tuyệt vời! Nếu ai cũng có TÀI KHOẢN PHƯỚC ĐỨC trong NGÂN HÀNG PHƯỚC ĐỨC thì xã hội này sẽ có nhiều người tốt, có nhiều điều tốt đẹp lắm.
11. Con: Vâng ạ, khi đó, ngay cả những người xấu tính, lười biếng, độc ác,...cũng cần rèn luyện để học tập và biết làm những việc thiện, việc tốt, việc có ích để TÍCH LŨY ĐIỂM TỐT, từ đó họ sẽ tăng tài sản trong NGÂN HÀNG PHƯỚC ĐỨC của họ lên để thay đổi cuộc đời ạ. Những ai mà làm việc xấu thì họ sẽ bị TRỪ ĐIỂM trong Ngân hàng phước đức của họ đi ạ.
(Cha mẹ có thể dùng tấm vé hạnh phúc này để ghi nhận những hành động tốt của con)
12. Mẹ: Làm thế nào để biết được một người làm điều tốt hay không con nhỉ? Vì có phải lúc nào cũng có camera nhận biết đâu con?
13. Con: Sau này, các nhà khoa học sẽ chế tạo ra đồng hồ cảm biến các mức năng lượng tích cực hoặc tiêu cực ở những nơi công cộng, hoặc kết nối với mạng internet toàn cầu. Khi đó, chỉ cần nhờ sóng wifi hoặc năng lượng từ trường trong không gian là sẽ cảm nhận được suy nghĩ/cảm xúc của mỗi người ạ.
14. Mẹ: Có thể lắm, mẹ có đọc cho con bài CÁC MỨC NĂNG LƯỢNG và CẢM XÚC CON NGƯỜI của bác sĩ David Hawkins rồi nhỉ. Nếu ai có mức năng lượng trên 200hz là họ có những suy nghĩ tích cực rồi. Từ những suy nghĩ tích cực đó, họ sẽ có những hành động tích cực để tạo ra kết quả tích cực. Nhờ vậy, họ sẽ được cộng thêm điểm tốt vào NGÂN HÀNG PHƯỚC ĐỨC của họ.
(Cha mẹ có thể dùng phiếu thưởng này để ghi nhận những hành động tốt của con)
15. Con: Con còn muốn có máy quét năng lượng tích cực nữa ạ. Máy này sẽ dùng để lắp ở trong công ty của con hoặc các ngân hàng, siêu thị, công sở, trường học,...Nếu ai có mức năng lượng tích cực trên 200Hz thì sẽ được vào những nơi công cộng đó. Những ai chưa đủ mức năng lượng trên 200hz thì họ sẽ cần quay trở về nhà để học tập, tu luyện và trau dồi bản thân để đạt được mức năng lượng tích cực trên 200hz. Sau đó, họ có thể đến những nơi công cộng để làm việc, học tập, vui chơi,...Như vậy, xã hội, cộng đồng của chúng ta luôn có nhiều niềm vui, sự tích cực, thành tựu tốt đẹp và hạnh phúc ạ.
16. Mẹ: Thế giới tương lai như vậy thật tuyệt vời. Mẹ con mình có thể áp dụng đồng tiền phước đức từ bây giớ nhỉ. Chúng ta gọi đó là đồng tiền P nhé. Bây giờ mẹ con mình cùng lập danh sách những việc tốt để tạo giá trị cho đồng tiền P nhé.
17. Con: Vâng ạ!!! Con sẽ cố gắng có thật nhiều đồng tiền P để tạo được nhiều giá trị tích cực cho bản thân, gia đình và xã hội ạ!
(Cha mẹ có thể dùng tấm vé hạnh phúc này để ghi nhận những hành động tốt của con)
* Phần tiếp dưới đây là câu chuyện mở rộng về tìm hiểu sự khác nhau giữa PHƯỚC ĐỨC và CÔNG ĐỨC. Mời các bạn cùng đọc nhé!
===================================================================
Các bạn có biết sự khác nhau giữa CÔNG ĐỨC và PHƯỚC ĐỨC không?
Trên trang web Phật giáo (vuonhoaphatgiao.com) thì được giải nghĩa như này con ạ. Đoạn này rất ý nghĩa, con đọc để hiểu và để rèn luyện có đủ PHƯỚC ĐỨC và CÔNG ĐỨC nhé. Khi đó chúng ta sẽ có được cuộc sống bình an và hạnh phúc thực sự.
=============================================================
SỰ KHÁC NHAU GIỮA PHÚC ĐỨC và CÔNG ĐỨC
* Phúc đức có công năng giúp chúng ta giảm thiểu nghiệp chướng, tiêu trừ
quả báo, để được tai qua nạn khỏi, để được may mắn và sung sướng trên
đường đời, để bớt chướng ngại trên đường đạo, chứ không giúp chúng ta
thoát ly khỏi vòng trầm luân sinh tử.
* Phúc đức có tính cách "hữu lậu" hay "hữu vi", nghĩa là con người hưởng phúc vẫn còn trong lục đạo luân hồi. Khi thụ hưởng hết phúc rồi thì cần tiếp tục tu luyện để tích lũy phước đức. Khi phước đức có nhiều vô lượng rồi, sẽ chuyển dần thành công đức, khi có công đức vô lượng thì có thể thoát khỏi được vòng sinh tử luân hồi.
* Còn công đức là công phu tu tập "bên trong", có ích lợi cho chính mình, giúp chuyển hóa và sửa đổi chính mình, nhờ hành trì theo lời Phật dạy trong các kinh điển, luôn luôn niệm Phật, giữ gìn giới luật, tu tập thiền định, phát huy trí tuệ bát nhã. Nghĩa là chúng ta tu tập tam vô lậu học "Giới Ðịnh Tuệ" và tam tuệ học "Văn Tư Tu", nhằm mục đích cứu kính là: thoát ly khỏi lục đạo sinh tử luân hồi.
* Công đức có tính cách "vô lậu" hay "vô vi", nghĩa là không còn trong lục đạo sinh tử luân hồi nữa. Công đức giúp con người chuyển hóa tâm tính từ phàm phu tục tử trở thành bồ tát, thành Phật.
(Cha mẹ có thể dùng phiếu thưởng này để ghi nhận những hành động tốt của con)
*
PHÚC ĐỨC có tính cách "hữu lậu" hay "hữu vi" vì: Khi chúng ta làm những việc tốt với tâm tham lam, mong cầu được nhiều phúc báo, không biết tu tâm dưỡng tính, không học kinh
điển, không biết trì giới, không tu tập thiền định, không phát huy trí
tuệ bát nhã, cho nên tất cả việc làm trên đây chỉ là những việc làm bên
ngoài, có ích lợi cho nhiều người, nhưng không ích lợi cho bản thân mình
về phương diện giác ngộ và giải thoát. Tại sao vậy? -> Bởi vì, tâm tham lam, sân hận, si mê bên trong chẳng những không giảm
bớt mà lại có chiều hướng tăng thêm, vô minh phiền não không tan biến
chút nào mà lại có phần dầy đặc hơn.
* Thí dụ như có người bố thí cho nhà nghèo, hoặc cúng chùa một số tiền nào
đó, với tâm mong cầu được trúng số độc đắc, được buôn may bán đắt, được
nhất bản vạn lợi, được thi đâu đậu đó, được gia đạo bình an, được tình
duyên may mắn, được vạn sự bình yên, được muôn sự như ý, muốn gì được
nấy.
Như vậy, lòng tham lam tăng thêm quá mức thì "làm sao có công đức được!".
Làm như vậy, chỉ có phúc đức hạn chế theo số tiền đã bỏ ra mà thôi.
Gieo nhân nhỏ thì chỉ nhận được quả nhỏ, không thể khác được.
* CÔNG ĐỨC: Nếu như bố thí, cúng dường mà tâm không mong cầu gì cả, thi ân bất cầu
báo đáp, cúng chùa để chùa có thêm phương tiện sinh hoạt ích lợi cho mọi
người, giúp người để cho người qua cơn khó khăn, túng thiếu, không đắn
đo, không suy nghĩ, không tính toán gì thêm nữa, chúng ta sẽ bớt đi tâm
tham lam, bỏn sẻn, tăng trưởng tứ vô lượng tâm: từ, bi, hỷ, xả. Như vậy, những việc làm đó vừa ích lợi cho người, vừa ích lợi cho mình. Nghĩa là vừa được phúc đức vừa được công đức.
* Tu tập để có cả PHÚC ĐỨC và CÔNG ĐỨC: Chúng ta hãy tinh tấn làm tất cả những việc thiện, rồi quên hết đi, không chấp chặt vào đó, để kể lể công lao, hay mong cầu phúc báo về sau, tâm cầu danh của chúng ta sẽ bớt đi, tâm chấp ngã cũng nhẹ hơn trước, thì những việc làm đó vừa ích lợi cho người và cho mình, tạo nên phúc đức và công đức vậy.
Nếu như quên đi những việc thiện đã làm, giúp đỡ người với tâm "thi ân bất cầu báo đáp", thì chúng ta sẽ yên ổn, bình an, tâm của chúng ta sẽ không loạn động, không bực bội khi gặp phải người vô ơn.
* Trong Kinh Pháp Bảo Ðàn, Lục Tổ Huệ Năng dạy rằng: "Trong tâm khiêm tốn là công. Ngoài hành lễ phép là đức". Đó chính là CÔNG ĐỨC.
* Nghĩa là "bên trong" chúng ta phải chuyên cần vận nội lực loại
trừ những tâm niệm kiêu ngạo, tật đố, ngã mạn, ganh tị, đố kỵ, khen mình
khinh người, để đạt được tâm niệm khiêm tốn, hạ mình, nhún nhường, tùy
hỷ công đức. Ðồng thời, chúng ta cũng phải vận nội công để khắc phục các tạp niệm, để tâm không còn có các vọng tưởng.
(Cha mẹ có thể dùng tấm vé hạnh phúc này để ghi nhận những hành động tốt của con)
Mỗi khi tạp niệm, vọng tưởng khởi lên, chúng ta liền giác ngộ, liền nhận
biết và dừng ngay, không tiếp tục theo dòng tâm thức, đi lang thang từ
đông sang tây, từ quá khứ đến hiện tại và vị lai, từ chuyện này đến
chuyện khác. Như vậy chúng ta có được "công".
Ðiều quan trọng cần biết là: chúng ta đừng sợ có vọng tưởng, tạp niệm
khởi lên trong tâm thức. Ai ai cũng có vọng tưởng và tạp niệm.
Chỉ sợ chúng ta không giác ngộ, không nhận biết kịp thời, nên bị vọng
tưởng, tạp niệm lôi cuốn, đi lang thang làm khách phong trần, quên mất
cố hương, từ bao nhiêu đời, bao nhiêu kiếp.
Khi dong ruổi theo các vọng tưởng, tạp niệm như vậy, tâm của chúng ta sẽ loạn động với thất tình lục dục, tức là quên mất "bản tâm thanh tịnh" sẵn có của chúng ta.
* Còn "bên ngoài" chúng ta thực hành lễ phép, cung kính, tôn trọng tất cả mọi người, bởi vì mọi người ai ai cũng có "Chân Tâm Phật Tính"
như nhau, mọi người ai ai cũng có ưu điểm để chúng ta học hỏi, noi
theo, không phân biệt, không thành kiến, không kỳ thị, không tranh cãi,
không hơn thua, không thị phi, không ỷ mình là kẻ trên người trước, kẻ
có nhiều công lao, kẻ có nhiều tài năng, kẻ làm được nhiều việc không ai
bằng.
Như vậy chúng ta được nhiều người thương mến, gần gũi. Như vậy chúng ta có được "đức".
*Thêm nữa, người Phật Tử muốn có công đức thì bên trong không có tâm chấp ngã, tâm chấp pháp, nói chung là tâm cố chấp; bên ngoài hành động luôn luôn ngay thẳng, bình đẳng, công minh, chính trực.
*Trong Kinh Pháp Cú, Ðức Phật có dạy: "Hãy tự thắp đuốc lên mà đi. Thắp lên với Chính Pháp". Nghĩa
là mọi người phải tìm hiểu, học hỏi Chính Pháp, đem ngọn đuốc trí tuệ
của mình mồi với ngọn đuốc trí tuệ Phật, bằng cách nghe giảng giáo lý,
nghiên tầm kinh điển, rồi tự suy nghĩ, ứng dụng trong cuộc sống hằng
ngày, giữ gìn giới luật, tu tập thiền định, phát triển trí tuệ bát nhã.
Nhờ giữ gìn giới luật nên tâm trí được thanh tịnh và trí tuệ bát nhã khai mở. Ðó chính là tam vô lậu học "Giới Ðịnh Tuệ" và tam tuệ học "Văn Tư Tu", có khả năng đưa chúng ta đến cuộc sống hạnh phúc và bình an thực sự.
(Cha mẹ có thể dùng tấm vé hạnh phúc này để ghi nhận những hành động tốt của con)
ĐỒNG TIỀN PHƯỚC ĐỨC giúp xây dựng Thế Giới Hòa Bình, An Vui
0 comments:
Post a Comment